Đặc điểm dịch tễ Mắt hột

Theo thống kê gần đây nhất, người ta ước lượng trên thế giới có trên 500 triệu người đang mắc bệnh, chủ yếu ở các nước đang phát triển, ở Châu phi và Đông Nam Á, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tổ chức y tế thế giơi ước lượng có ít nhất 2 triệu người bị mù do các biến chứng của bệnh mắt hột. Nếu kể luôn cả những người bị giảm thị lực, ít nhiều ảnh hưởng đến lao động sản xuất thì con số đó còn cao hơn. Ở Việt Nam trước năm 1945 trên 50% mắt hột hoạt tính. Từ năm 1947-1951 miền Bắc 60%, miền Trung 50% và miền Nam 30%. Sau một thời gian dài với việc xây dựng kế hoạch phòng chống mắt hột, đến năm 1977 thì tỷ lệ hoạt tính còn khoảng 17%. Tuổi mắc bệnh: ở bắt kỳ lứa tuổi nào, ở trẻ em 6 tháng tuổi có thể bị bệnh mắc hột. Quy luật dịch tễ học cho thấy ở nơi nào mắt hột hoạt tính cao thì nơi đó có tuổi mắc bệnh mắt hột thấp.

  • Nguồn lây bệnh:
    • Trực tiếp: Mắt – mắt (gặp trong gia đình và nhà trẻ)
    • Gián tiếp: do ruồi đậu vào mắt người bệnh, sau đó đậu vào mắt người lành.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mắt hột http://www.diseasesdatabase.com/ddb29100.htm http://www.emedicine.com/oph/topic118.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=076 //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://patient.info/doctor/Trachoma http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/tr... http://www.who.int/water_sanitation_health/disease... https://www.webmd.com/eye-health/corneal-opacities... https://medlineplus.gov/ency/article/001486.htm